Hôm nay mình sẽ review cuốn sách “Một đời như kẻ tìm đường” của bác Phan Văn Trường. Sở dĩ mình chọn cuốn sách này là vì ngôn ngữ bác dùng thật gần gũi, không hề khiến mình cảm thấy khó hiểu khi đọc. Vậy, ngoài ngôn từ ra thì cuốn sách còn có điểm nào khác biệt so với các tác phẩm khác không? Cùng mình xem chi tiết nội dung bên dưới nhé.

Sponsor

Cùng nghe những thăng trầm của một đời người

Thăng trầm cuộc đời của bác Phan Văn Trường (Nguồn: Internet)
Thăng trầm cuộc đời của bác Phan Văn Trường (Nguồn: Internet)

Bác không lấy ví dụ đâu xa mà lấy ngay cuộc đời của mình làm ví dụ. Tha phương nơi đất khách từ lúc còn 10 mấy tuổi, bác đã trải qua vô số những chuyện mà mình tin là người bình thường sẽ không tưởng tượng nổi.

Nếu bạn vẫn còn gia đình làm chỗ dựa, vẫn còn cha mẹ đỡ đầu và được chu cấp hoặc hỗ trợ phí sinh hoạt hàng tháng, bạn vẫn còn rất may mắn. Hãy biết ơn điều đó. Khi nào bạn bị ném vào một nơi xa lạ, tiếng Pháp tiếng U đều không biết, lại còn bị mất tất cả tiền mang theo bên người, lúc đó bạn mới hiểu thảm cảnh. Đó chính là xác những gì bác đã trải qua.

Nếu rơi vào hoàn cảnh ấy, nhiều người sẽ khóc, sẽ bỏ cuộc, sẽ quay về quê hương của mình. Nhưng nếu ngay cả tiền để lên máy bay về lại quê hương mà cũng không có thì sao? Và ba mẹ bạn lại còn đang mắc nợ?

Vào đúng lúc ấy, chỉ có ý chí, lòng kiên cường, sự tích cực mới vực bạn dậy và giúp bạn đi qua năm tháng khủng khiếp ấy. Nếu không đọc sách này, có lẽ bạn sẽ vẫn còn than thân trách phận với những chuyện quá sức bình thường đang xảy ra với bạn, mà bạn cứ ngỡ đó là quá mức chịu đựng.

Có lẽ sau khi đọc xong, nhiều người sẽ cảm thấy những năm tháng bác trải qua quá khủng khiếp, nhưng đối với bác, bác lại gọi cái năm định mệnh đó là khởi đầu của hành trình hạnh phúc. Thế đấy, nhiêu đó đủ chứng tỏ được tinh thần đầy lạc quan trước nghịch cảnh của bác.

Lượm lặt được những lời khuyên vô cùng hữu ích mà thực tế

Bác không nói lý thuyết suông, cũng không dùng cách hành văn đầy học thuật như những cuốn sách self – help bạn hay đọc. Bác chỉ kể lại những kinh nghiệm, những trải nghiệm của mình cũng như những trải nghiệm của những người mà bác có cơ hội tiếp xúc, từ đó bạn có thể rút ra được những bài học quý giá cho riêng mình.

Những lời khuyên về chọn hướng đi, chọn sự nghiệp, chọn bạn đời, làm gì sau khi bị phá sản, … bạn đều có thể tìm được trong cuốn sách này.

Học được cách sống đúng và có góc nhìn cuộc sống đúng hơn

Mình tin là trong xã hội hiện đại ngày nay, các bạn đã bị tác động bởi rất nhiều thông tin khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm sống của bạn. Có người sẽ hình thành được quan điểm đúng (do tiếp thu nguồn tri thức đúng đắn), cũng có người vì nghe quá nhiều ý kiến khác nhau nên không biết mình nên nghe cái nào, thậm chí cũng có người vì hoàn cảnh sống tác động làm méo mó nhận thức đúng.

Tất cả những vấn đề kể trên của các bạn sẽ biến mất nếu bạn đọc cuốn sách này chăm chú, biết nghiền ngẫm và thả hồn theo nhịp văn để cảm được ý của tác giả. Tin mình đi, mình đã làm rồi nên biết.

Các bạn thường nghĩ rằng 30 tuổi là tuổi phải thành công, đạt được thứ gì đó nho nhỏ trong cuộc đời, chẳng hạn như lên chức trưởng phòng chẳng hạn, rồi 40 tuổi đến 50 tuổi phải lên chức giám đốc để nở mày nở mặt với bạn bè. Nhưng thực tế không phải vậy, có người đến tận 60 tuổi mới làm giám đốc, và 70 tuổi mới làm tổng thống. Thành công lúc nào không quan trọng, bởi vì mỗi người có lộ trình riêng.

Sponsor
Cứ bình tĩnh đi trên con đường riêng của bạn (Nguồn: Internet)

Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ không còn thấy tủi thân với bạn bè cùng lứa khi tụi nó đứa nào đứa nấy đều có “cơ ngơi” trong khi mình vẫn còn lầm lũi kiếm tiền sống qua ngày. Chỉ cần bạn vẫn bước đi thì bạn sẽ vẫn có cơ hội thành công. Thành công sớm chưa chắc là tốt, thành công muộn chưa hẳn đã xấu.

Không lý thuyết suông

Các dòng sách self – help khác nói nhiều về lý thuyết, rất văn vở nhưng mình thấy rất khó hiểu, cũng rất khó lĩnh hội dụng ý của tác giả. Có lẽ do người dịch không chuyển tải tốt sang ngôn ngữ Việt Nam chăng?

Nhưng sách của bác Phan Văn Trường lại khác, vì bác là người Việt nên bác viết theo ngôn ngữ bình dị của Việt Nam, đọc vô là hiểu liền. Vì thế dù các cuốn sách khác thuộc hàng top self – help nhưng mình vẫn thích sách của bác hơn.

Sách có phân thành những mục nhỏ đánh số 1, 2, 3, … để mình nắm ý chính, sau đó bác sẽ kể câu chuyện và những trải nghiệm liên quan đến nó để mình hiểu. Trải nghiệm gần gũi lắm, không cao xa vời vợi đâu.

Tác giả đánh số thứ tự để dễ đọc
Sponsor

Tuy bác là cố vấn của chính phủ Pháp nhưng bác không hề viết những từ ngữ học thuật khó hiểu hay những câu hô hào sáo rỗng, mà câu văn của bác giống như một người ông đang kể chuyện cho cháu của mình nghe. Nếu bạn chìm đắm trong từng chữ bác viết, bạn sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thân tình của bác.

Bạn thấy bài này hay không?
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(

Leave a Reply

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
Share.
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(
CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH
Đang nạp...
Nạp dữ liệu bị lỗi :(